tra điểm thi điểm chuẩn đại học cao đẳng năm 2012: bi hài chấm thi tốt nghiệp THPT -->
    Nghe Tab
        Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011 - 18:41 bi hài chấm thi tốt nghiệp THPT


        Ngòi bút của thí sinh đã biến các chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến thành anh nấu bếp làm cơm khét đến chuyện các anh đi bắn cọp cải thiện bữa ăn…
        Nhiều giám khảo chấm thi môn Văn ở khu vực ĐBSCL đã phải cười vỡ bụng với những bài văn ngô nghê chưa từng thấy.
        Bi hài chấm thi với Chiến sĩ Tây Tiến bắn cọp để… thêm dinh dưỡng
        Các giám khảo ở Long An chấm bài dựa vào “hướng dẫn” được ghi trên bảng.
        Chiến sĩ ăn thịt cọp
        Ở câu hỏi 5,0 điểm của đề thi Tốt nghiệp Ngữ Văn năm nay thí sinh được quyền chọn câu 3a hoặc 3b. Câu 3a, yêu cầu phân tích đoạn thơ từ câu “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” đến câu “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” trong bài thơ Tây Tiếncủa Quang Dũng.
        Có thí sinh viết: “Các chiến sĩ Tây Tiến không bao giờ có thể quên được em Mai Châu đã từng nấu xôi cho các anh ăn!” Có học sinh lại bình rằng: “Tại sao Quang Dũng khi xa lại nhớ về sông Mã đầu tiên? Vì nhiều ngày hành quân trong rừng người dơ bẩn gặp sông được tắm thì rất thích nên nhớ nhất và nhớ đầu tiên!”.
        Thầy X, giáo viên dạy Văn trường THPT Hùng Vương (TP Tân An, Long An) là giám khảo trực tiếp chấm những bài văn này cho biết các em phân tích nhưng không có chút kiến thức nào về bài thơ. Tuy nhiên, do hướng dẫn đáp án quá thoáng nên dù học sinh không hiểu gì vẫn phải chấm điểm cao.
        Có thí sinh phân tích: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói”, “cơm lên khói” là vì các chiến sĩ Tây Tiến nấu cơm bị cháy khét! Chính vì là đàn ông mà các chiến sĩ cũng phải lăn vào bếp nên cơm khét là phải. Đây là công việc nội trợ của phụ nữ phải làm nhưng các anh vẫn vào bếp phục vụ là điều đáng quí”.
        Cũng có bài viết các chiến sĩ Tây Tiến hành quân gian nan vất vả, các anh leo lên rồi lại leo xuống, và để thể hiện bản lĩnh, các anh cho súng của mình ngửi trời! Độc đáo hơn có thí sinh còn cho rằng câu thơ: “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” rất hay. Trong điều kiện thiếu ăn như vậy, các anh chiến sĩ sẽ bắn cọp để cải thiện bữa ăn! Được ăn thịt cọp các anh sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng vì thịt thú hoang dã rất qu‎í hiếm...
        Câu 3b, yêu cầu phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Có học sinh viết rằng: “Tràng nguy cơ ế vợ trùng trùng, một hôm may mắn gặp Thị đang ngồi vêu ra thì kêu Thị ra đẩy xe bò cho mình. Đẩy lên tới cầu thì Tràng bị lọt xuống sông!”
        Lãng mạn như phim Hàn
        Ảnh hưởng nặng nề của phim Hàn Quốc, nhiều thí sinh bạo tay miêu tả “Tràng và Thị gặp nhau trong một ngày đẹp trời, khung cảnh nên thơ. Họ cùng dẫn nhau đi ăn và lên xe theo nhau về trong cảnh mưa rơi lất phất, hoa vàng thơm ngát, trải dài trên lối đi!”
        “Trong nạn đói 1945, hàng triệu người chết đói mà học sinh miêu tả đẹp như phim Hàn Quốc! Nhưng chúng tôi không được trừ điểm đâu, vì đáp án học sinh được quyền viết lan man mà không trừ điểm” - một giám khảo nói.
        Cũng có bài viết: “Tràng gặp thị và nói: nàng là ai? Có muốn đi thì lên xe theo ta về!... Bà cụ Tứ về tới nhà thấy có một người con gái ngồi trong nhà mình thì liền nói: Ai ở trong nhà ta kia? Có phải là A Tỷ chăng?” - Khúc này lại đậm màu sắc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung.
        Nhiều giáo viên đang giảng dạy môn Văn cho rằng, học sinh học văn hoặc các môn xã hội gần như là việc bị bắt buộc, vì nó có trong chương trình nên phải học, vì phải có điểm số nên phải học, vì nó là môn thi Tốt nghiệp nên phải học. Nói chung là vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà cầm tới sách Ngữ Văn, chứ chưa bao giờ vì yêu thích mà học. Nhiều học sinh nói dù rất thương thầy, thương cô, cũng thích môn Văn nhưng phải thi đại học khối A nên phải tập trung học Toán, Lí, Hóa, môn Văn chỉ cần thi để qua tốt nghiệp là đủ! Có học sinh còn nói thẳng: môn Ngữ Văn em chỉ cần không bị điểm liệt! Thế là đủ!
        Nhiều giám khảo môn Văn cho biết, hầu hết các bài ngô nghê kiểu này đều được chấm điểm khá cao vì “sát đáp án”. Thậm chí, nhiều bài thi sai gần 30 lỗi chính tả giám khảo cũng không được trừ điểm vì hướng dẫn đáp án của ĐBSCL… không cho trừ!

        ......................

        Những bài văn tốt nghiệp 'chết người'

        "Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, tụt quần và trói Mỵ vào cái cột".
        Những câu văn
        Thí sinh trong phòng thi.
        Các thầy cô giáo chấm chia sẻ: "Đi chấm văn bây giờ có nhiều cảm xúc từ bài làm của thí sinh lắm...!"
        Càng cảm xúc, hồi hộp hơn, vì đây là những bài văn của lứa học sinh đầu tiên, kiểm nghiệm thành quả của chương trình phân ban. Ai cũng muốn xem chất lượng làm bài của học sinh phân ban đầu tiên này có gì khác biệt, nổi trội hơn so với các thế hệ học trò cải cách đã qua không?!
        Mỗi giám khảo, thanh tra chấm thi chúng tôi đã thẩm định, đánh giá không dưới trăm bài thi, thực tế, không có gì khác mấy so với các năm trước, thuộc hệ cải cách. Bên cạnh một số ít bài văn tốt, diễn đạt hay, viết văn có cảm xúc, sáng tạo, chúng tôi còn bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém. Biểu hiện cụ thể của nó thì cũng hết sức đa dạng, phong phú: Chữ viết cẩu thả, trình bày tệ hại, sai chính tả, câu què, câu cụt, diễn đạt, ý tứ sai lạc, vụng về, tối nghĩa, rối rắm...
        Do dung lượng trang báo có hạn, ở bài viết này, chúng tôi chỉ dẫn ra những ví dụ được xem là tương đối "đặc biệt" trong các bài làm văn của thí sinh:
        1 - Sai lạc đến chết người
        - Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con.
        - Hạ Dụ là con của bà cụ Tứ, con ruột của Tràng, từng bị trận đói năm 1945 hành hạ, đe dọa cho tơi tả, xơ xác mướp. (Sau đó, câu chuyển sang Hạ Du - một người cách mạng trong quân ái quốc. Dùng bánh bao để trị bệnh điên cho Hạ Du).
        - Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam.
        - Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất...Tây Nguyên.
        2 - Các câu văn ngây ngô... không nhịn được cười:
        - Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!- Người xưa từng nói: "ăn gì bổ nấy". Việc đọc sách cũng vậy.
        - Cho nên chúng ta hay đọc xách (sách) trong những giờ rãnh (rảnh) rỗi, chúng ta đọc không phải mằm (nằm) chổ (chỗ) này đọc, hay ngồi chổ (chỗ) kia, ngồi chổ (chỗ) nào có đủ lượng ánh xáng (sáng) chiếu vào để k (không) thể tăng cho mắt chúng ta bị cận được.
        - Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pa trá.- Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra.
        - Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, tụt quần và trói Mỵ vào cái cột.
        - Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật.
        - Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị đụ dỗ chồng bà ta.
        - Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy... Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm.
        3 - Những câu văn so sánh thuộc hàng... siêu so sánh
        - Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác.
        - Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó.
        - Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi.
        - Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi.
        - Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một...Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say.
        4 - Những dẫn chứng ví dụ... độc chiêu
        - "Quê hương tôi có con sông xanh biếc.Nước chảy mãi hai bên bờ."
        Trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, chúng tôi chưa bao giờ thấy có câu thơ thứ hai như thí sinh đã dẫn: "Nước chảy mãi hai bên bờ".
        - "Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:
        Giang hồ hiểm ác anh không sợ
        Chỉ sợ đường về vắng bóng em
        Anh tôi đã "lấy 2 câu thơ làm của riêng". Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là "chị hai". Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn".
        Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình. Đúng là một ví dụ khó ai mà nghĩ ra được!
        5 - Râu ông nọ cắm cằm bà kia
        - Đang giới thiệu về Tô Hoài lại chuyển sang nói về Tố Hữu; chẳng ăn nhập vào đâu: "Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người."
        - Đề bài yêu cầu làm về Vợ chồng A Phủ, thì một thí sinh lại say sưa phân tích về các nhân vật trong Vợ Nhặt của Kim Lân đến 3 trang. Giám khảo chào thua.
        Xin dẫn một đoạn: "Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm...."

        Đăng bởi: gaunhoibom

        « bài trước bài sau »
        Cho bình luận
            Cộng Album & Video
            Cộng Tên: Mã Nhúng: